san-nhua-pvc-vat-lieu-lat-nen-the-he-moi-1
Tin tức

Sàn nhựa PVC: Vật liệu lát nền thế hệ mới

  Cùng với sự phát triển của ngành xây dựng, ngày nay, phân khúc sàn bê tông, sàn gạch… trở nên lép vế, nhường chỗ cho sàn nhựa PVC. Vật liệu này có gì đặc biệt mà ngày càng được sử dụng rộng rãi đến vậy? Chúng ta sẽ có câu trả lời khi tham khảo bài viết ngay sau đây!

Thành phần cấu trúc của sàn nhựa PVC

san-nhua-pvc-vat-lieu-lat-nen-the-he-moi

PVC là chữ viết tắt của cụm từ Poly Vinyl Clorua – một loại nhựa thường được tổng hợp bằng phương pháp nhân tạo và đây cũng là chất liệu chính làm nên sàn nhựa PVC.

Về cấu trúc, sàn nhựa PVC được phân làm 5 lớp rõ rệt: lớp bề mặt, lớp áo, lớp tạo màu, lớp lót và lớp đế.

– Lớp bề mặt được phủ bởi một hợp chất đặc biệt có tác dụng chống bám bẩn, tạo ra độ cứng và sức căng bề mặt, giúp duy trì độ bền cho sàn nhựa

– Lớp áo được làm từ nhựa tổng hợp trong suốt và có trộn oxit nhôm để tăng thêm độ cứng, khả năng chống xước, chống mài mòn, trơn trượt, chống nấm mốc, vi khuẩn bám lên bề mặt sàn nhựa.

– Lớp tạo màu có thể là dạng vân gỗ hoặc những kiểu phối màu độc đáo khác nhau, phục vụ nhu cầu đa dạng của người sử dụng

– Lớp lót được làm bằng chất liệu PVC, đảm bảo độ bền cơ học, chống cong vênh nhờ khả năng đàn hồi linh hoạt và tạo độ chắc chắn cho sàn trong suốt quá trình sử dụng

– Lớp đế là phần tiếp xúc trực tiếp với keo dán khi thi công sàn. Bộ phận này cũng được làm bằng chất liệu PVC giúp tạo khuôn cho sàn nhựa và ổn định thanh sàn.

Những điểm cộng của sàn nhựa PVC

san-nhua-pvc-vat-lieu-lat-nen-the-he-moi-1

Hầu hết những điểm cộng của sàn nhựa PVC đều đến từ chất liệu poly vinyl clorua. Chất liệu này có tác dụng chống ẩm, giúp bề măt luôn thông thoáng, không bị chảy mồ hôi những khi trời nồm. Ngoài ra, do có độ bền hóa học cao, sàn nhựa PVC không bị tác động bởi nước cũng như các chất tẩy rửa chuyên dụng.

Chưa hết, do có độ bền nhiệt cao và ít thay đổi về thể tích nên khi sử dụng sàn nhựa PVC, bạn không phải lo lắng về nguy cơ cong vênh hay co ngót khi thời tiết thay đổi. Ngoài ra, sản phẩm này còn có khả năng chống cháy, chống khuẩn, chống nấm mốc, độ ma sát cao nên chống trơn trượt, có thể tích hợp thêm tính năng chống tĩnh điện, đặc biệt là hình thức bắt mắt, dễ thi công, lắp đặt, sửa chữa nên chúng được xem là lựa chọn số 1 cho các kho lạnh, phòng sạch, các nhà máy, xưởng sản xuất hay phòng nghiên cứu, phòng vô trùng trong những bệnh viện lớn.

Lắp đặt sàn nhựa PVC như thế nào?

san-nhua-pvc-vat-lieu-lat-nen-the-he-moi-2

Để lắp đặt sàn nhựa PVC, chúng ta cần trải qua các bước: chuẩn bị bề mặt, dán các tấm nhựa PVC, phun keo nối mối và kết thúc bằng việc loại bỏ các phần dư thừa đồng thời làm sạch toàn bộ bề mặt.

Các tấm PVC thường được gắn lên bề mặt bằng keo dán chuyên dụng, có độ bám dính tốt, ít khi bị bong, lở trong suốt quá trình sử dụng. Sau khi lắp ráp xong các tấm PVC, chúng ta cần gia cố các mối nối bằng keo rồi dùng dao loại bỏ phần keo dư thừa còn bám trên bề mặt. Sau khi hoàn thành, kiểm tra tổng thể trước khi làm sạch và đi vào sử dụng.

Vậy là bạn đã biết sàn nhựa PVC có đặc điểm cấu tạo và những đặc tính vượt trội nào rồi đấy! Với tất cả những ưu điểm vàng kể trên, sẽ thật sai lầm nếu chúng ta bỏ qua lựa chọn này khi thi công sàn gia dụng và sàn công nghiệp. Sau cùng, chúc bạn tìm được vật liệu ưng ý và xin chân thành cảm ơn vì đã tham khảo bài viết của Thế Gia! Trân trọng!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *