Phương pháp đổ sàn bê tông cốt thép nguyên khối là phương pháp thi công truyền thống trong ngành xây dựng. Ngày nay, sàn bê tông đã dần được thay thế bằng sàn panel.
Tấm panel lót sàn có đặc điểm gì?
Tấm panel lót sàn (Sàn panel) là kết cấu sàn gồm hệ thống dầm bê tông dự ứng lực PPB và gạch block được thi công theo phương pháp lắp ghép. Các dầm PPB mặt bên có độ nhám không có bọt rỗ với đường kính và chiều sâu lớn hơn 2mm, mặt bên thô để tạo độ bám dính; không có những vết nứt ngang ở các sườn dọc dầm. Độ cong vồng của dầm là L/500. Những viên block bê tông ở mặt ngoài phải có độ nhám, vết nhám sâu, rộng từ 1đến 3mm, không có các tạp chất gồm dầu mỡ, giấy, tre, nứa và các loại tạp chất khác.
Tấm panel lót sàn
Sàn Panel được sản xuất với sự chuyển giao trên dây chuyền công nghệ hiện đại của Pháp, hiện được ứng dụng trong các công trình: khu chung cư, tòa nhà cao tầng, nhà xưởng và cả nhà ở.
Ưu điểm vượt trội của tấm panel lót sàn so với sàn bê tông:
- Không cần dùng cốt pha cột chống, không cần dầm phụ.
Lắp ghép tấm panel lót sàn
Việc sử dụng tấm panel lót sàn giúp giảm nhẹ được phần gia cố móng nhờ đặc điểm không dùng cốt pha mà chỉ cần đổ lớp bê tông bù có độ dày khoảng 40mm. Kích thước của sàn panel có thể thay đổi phù hợp với thực tế. Với nhà có chiều dài đến 4,7m không cần có dầm phụ.
- Kết cấu của sàn nhẹ, lắp ghép thủ công
Trọng lượng gạch block và hệ thống dầm PPB nhẹ hơn tổng trọng lượng của vật tư, cốt thép nên kết cấu của sàn nhẹ hơn nhiều sàn bê tông. Hơn nữa, việc thi công chỉ là hình thức lắp ghép thủ công nên thuận lợi cả với những khu vực có địa hình khó.
Lắp ghép sàn panel thủ công
- Thời gian thi công nhanh
Sàn bê tông cốt thép nguyên khối theo phương pháp truyền thống sử dụng một khối lượng lớn vật tư nên việc vận chuyển, thi công diễn ra khó khăn hơn. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ của công trình. Trong khi đó, thời gian hoàn thiện của sàn panel nhanh hơn gấp 6 lần so với sàn bê tông. Tấm panel lót sàn có thể sử dụng ngay sau khi thi công mà không cần chờ bê tông chết như sàn truyền thống. Sàn truyền thống do phải làm cốt pha nên phải đợi khoảng 20 ngày cho bê tông chết mới đảm bảo chất lượng.
Tấm panel lót sàn siêu nhẹ là sản phẩm tối ưu đối với những hạng mục cơi nới cải tạo và nâng cấp để tăng thêm diện tích cũng như thay đổi công năng sử dụng của công trình. Đặc biệt là với những công trình có yêu cầu về tiến độ.
- Sàn cách âm, cách nhiệt tốt, thẩm mỹ cao
Gạch block có cấu tạo lỗ rỗng nên giúp sàn panel có khả năng chịu lực, chống ồn, chống nóng tốt. Sàn phẳng đẹp có tính thẩm mỹ cao lại dễ lau chùi, vệ sinh.
- Tiết kiệm chi phí xây dựng
Đối với các công trình lớn, việc ứng dụng tấm panel lót sàn giúp các chủ đầu tư tiết kiệm được tới 15% tổng kinh phí xây dựng với đơn giá hoàn thiện của loại sàn bê tông này rẻ hơn 20% so với sàn bê tông kiểu cũ. Việc vận chuyển vật tư và thi công không cần đến máy móc nên tiết kiệm được một khoản khá lớn cho các gia đình nằm sâu trong ngõ, hẻm.
Ngoài ra, với mặt bằng thi công gọn, sạch, hạn chế tối đa việc dùng các vật liệu rời như cát, xi măng, … nên tránh được bụi bẩn và ô nhiềm môi trường. Sàn bê tông truyền thống lại có bề mặt cứng sẽ kèm theo một số nhược điểm như trơn trượt, hư hại đồ vật khi bị rơi, hấp thụ nhiệt kém, màu sắc không đẹp mắt, dễ gây nấm mốc và rạn nứt,…
Tấm panel lót sàn ngày càng có xu hướng thay thế sàn bê tông truyền thống do những đặc tính ưu Việt của nó. Một số công trình và tòa nhà cao tầng ở nước ta cũng đã sử dụng loại sàn này như Keangnam, Landmard Tower, Habico Tower, Khách sạn Horison, Hà Nội Hotel Plaza … Nếu bạn còn băn khoăn khi lựa chọn tấm panel lót sàn cho ngôi nhà của mình, hãy liên hệ ngay với Thế Gia để được tư vấn.