Giày phòng sạch là đồ bảo hộ quan trọng khi nhân công hoạt động trong phòng sạch. Vậy để bảo đảm an toàn, cần lựa chọn chúng như thế nào? Hãy tham khảo bài viết ngay sau đây của Thế Gia!
Vai trò của giày phòng sạch
Phòng sạch được hiểu là một công trình mà tại đó, nồng độ bụi được kiểm soát đến mức tối thiểu và tất cả các yếu tố vật lý: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất… đều được tiết chế ở mức thuận lợi cho hoạt động lưu trữ, nghiên cứu, bảo quản hoặc sản xuất. Chính vì nguyên nhân này mà phòng sạch có độ tĩnh điện rất cao. Khi nhân công hoạt động trong độ tĩnh điện cao, nếu không có các dụng cụ chống tĩnh điện thì về lâu dài sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe như: sang chấn hệ thần kinh, hệ sinh dục, hệ tuần hoàn…. Đặc biệt, phóng tĩnh điện còn có khả năng giật người thao tác và gây ra tai nạn lao động.
Từ thực tế trên mà giày phòng sạch là dụng cụ được quan tâm đặc biệt khi chuẩn bị đồ bảo hộ cho nhân công phòng sạch. Bàn chân là bộ phận tiếp giáp trực tiếp với bề mặt sàn nên khi tối ưu hóa giày phòng sạch sẽ giảm thiểu tác hại cho người lao động. Điều này cũng cho thấy, vai trò chính yếu của giày phòng sạch nằm ở 2 yếu tố: Giữ vệ sinh đôi chân và ngăn ngừa, chống tĩnh điện cho người sử dụng.
Lựa chọn giày phòng sạch như thế nào?
Có khả năng chống tĩnh điện
Như đã nói ở trên, vì phòng sạch có độ tĩnh điện cao nên giày phòng sạch nhất thiết phải là đồ dùng có khả năng chống tĩnh điện. Hiện nay, giày dép chống tĩnh điện được sử dụng khá rộng rãi trong môi trường bán dẫn, linh kiện, vi điện tử, dược phẩm, thực phẩm…. Chúng có hình thức khá đa dạng: dạng lưới dán, dạng lỗ, dạng lưới, dạng kín… với đế giày có điện trở nằm trong khoảng 106-109 Ω; chất liệu vỏ bằng PVC cao cấp giúp chống tĩnh điện hiệu quả.
Có một điều lần lưu ý, chống tĩnh điện là phạm trù hoàn toàn khác với tính chất cách điện. Chính vì thế, giày phòng sạch chống tĩnh điện chỉ nên dùng trong môi trường đặc thù như phòng sạch, tuyệt đối không được sử dụng nó trong môi trường có dòng điện và tia lửa điện cao kẻo nguy hiểm đến tính mạng
Độ ma sát cao
Độ ma sát cao là yêu cầu bắt buộc đối với mọi loại giày dép, không chỉ riêng giày phòng sạch. Khi đế giày có ma sát cao, nhân công sẽ có khả năng di chuyển linh hoạt và chắc chắn hơn, đặc biệt là trong môi trường trơn trượt. Chính vì thế khi lựa chọn giày phòng sạch, bên cạnh yếu tố chống tĩnh điện, bạn đừng quên kiểm tra độ ma sát của chúng.
Vừa chân
Thêm một đặc tính chung của giày phòng sạch và các loại giày dép thông thường, đó chính là độ vừa chân. Khi bạn lựa chọn giày phòng sạch quá rộng, việc đi lại sẽ khó khăn hơn do không có độ tiếp xúc giữa bề mặt chân với bề mặt giày. Ngược lại, khi giày phòng sạch quá chật chội, quá trình lưu thông máu sẽ bị cản trở, gây tổn thương vùng cơ và xương của cơ quan này. Đặc biệt khi hoạt động trong phòng sạch, người nhân công có thể phải đứng một chỗ trong thời gian dài, thế nên hãy lựa chọn những đôi giày vừa vặn để chắc chắn rằng bạn sẽ không vướng phải những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.
Như vậy có thể thấy khi lựa chọn giày phòng sạch, khả năng chống tĩnh điện là yếu tố đóng vai trò cốt lõi, sau đó mới đến hình thức, độ bám dính, size,…Hi vọng những chia sẻ của Thế Gia sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian và công sức khi lựa chọn giày phòng sạch.
Tham khảo thêm nhiều thông tin hay chúng tôi chia sẻ đến bạn tại đây: https://thegia.com.vn/kien-thuc/phong-sach/