mong-nha-xuong-va-nhung-dieu-can-luu-y
Tin tức

Móng nhà xưởng và những điều cần lưu ý

Đối với việc thi công nhà xưởng thì móng là một bộ phận quan trọng. Nó là nền tảng, cơ sở đảm bảo độ vững chắc của công trình. Móng nhà xưởng cũng có những đặc điểm riêng cần lưu ý.

Thế Gia xin chia sẻ với các bạn một số vấn đề trong thi công móng của nhà xưởng giúp đảm bảo chất lượng công trình trong suốt quá trình sử dụng.

Móng là kết cấu kỹ thuật nằm dưới cùng của một công trình xây dựng đảm nhiệm chức năng trực tiếp tải trọng của công trình vào nền đất bảo đảm cho công trình chịu được sức ép của trọng lực từng tầng, đảm bảo sự chắc chắn của công trình.

Móng phải được thiết kế xây dựng và thi công không bị lún gây ra nứt hoặc đổ công trình. Nền móng là phần đất nằm dưới đáy móng chịu toàn bộ hoặc phần lớn tải trọng công trình đè xuống. Móng là một trong những yếu tố quan trọng nhất cần được lưu ý khi xây nhà hoặc các công trình khác. Đây là nơi quyết định cho sự kiên cố, bền vững và là nền tảng nâng đỡ cả công trình.

Có 4 loại móng thường được sử dụng trong xây dựng nhà dân dụng, nhà công nghiệp:

– Móng băng: gồm móng băng 1 phương và móng băng 2 phương

– Móng cọc: gồm móng cọc đài thấp và móng cọc đài cao

– Móng đơn: Gồm móng độc lập, đế cột, móng cột và móng trụ

– Móng bè: Gồm móng bè phẳng, móng bè dạng hộp, móng bè có gân, móng bè nấm.

Trong đó, móng đơn và móng băng được sử dụng nhiều nhất trong xây dựng nhà xưởng công nghiệp.

mong-nha-xuong-va-nhung-dieu-can-luu-y-1

Móng băng sử dụng cho nhà xưởng

1. Kết cấu móng nhà xưởng khung thép

mong-nha-xuong-va-nhung-dieu-can-luu-y-2

Kết cấu móng nhà xưởng

Bản móng hay đài móng

Bản móng hình chữ nhật, có độ dốc vừa phải để khi thi công không làm tuột bê tông. Trên bản móng thường có gờ giúp tăng độ cứng cho móng.

Giằng móng

Giằng móng (hay đá kiềng) là đà liên kết ngang giữa các móng. Giằng móng đặt tại cao độ nền công trình với 2 chức năng: đỡ tường ngăn và chống độ lún lệch giữa các móng, nếu đà giằng móng dùng để liên kết chống lún lệch thì móng phải có kích thước đảm bảo nhận được vai trò này.

mong-nha-xuong-va-nhung-dieu-can-luu-y-3

Nối thép giằng móng và dầm móng

Cổ móng

Chiều cao cổ móng được thiết kế để có thể đảm bảo độ sâu chôn móng trong đất, đáp ứng được các yêu cầu của hệ thống cấp thoát nước, hầm hố ga và đế móng có chiều sâu đặt trên nền đất tốt bên dưới, chiều sâu này còn được xem xét đến ảnh hưởng của vị trí mực nước ngầm.

Chiều sâu chôn móng góp phần gia tăng khả năng chịu tải và ổn định của nền đất, trường hợp nhà có tầng hầm chiều cao được quy đổi theo công thức tính chuẩn.

* Những lưu ý quan trọng:

– Nền đất đắp để tôn nền được thi công kĩ lưỡng thì chiều cao này được kể thêm chiều cao đất đắp.

– Đáy móng được cấu tạo gồm một lớp bê tông lót, thường là bê tông đá 4×6 mác 100 để làm sạch đáy hố móng, có tác dụng như một ván khuôn để đổ bê tông, giữ không để chảy, mất xi măng thấm vào đất.

– Cốt thép đặt trong móng phải được kê cao 2÷3cm để bê tông có thể bảo vệ tốt lớp thép này, đường kính cốt thép nền dùng Ø12 trở lên.

2. Quy trình đổ móng nhà xưởng

Đào đất móng

– Quá trình đào đất móng cần có sự hỗ trợ của máy đào và xe vận chuyển để đảm bảo rút ngắn thời gian.

– Trong khi đào, cần kết hợp thực hiện song song một số công việc như hỗ trợ sản xuất đế móng, sắt cổ cột, sắt đà kiềng để đẩy nhanh tiến độ thi công và tránh thời gian rảnh cho công nhân.

Đổ bê tông

– Khi đổ bê tông, các nhà thầu ưu tiên lựa chọn khuôn ván loại ép. Ván ép có đặc điểm là nhẹ, dễ vận chuyển, có thể cắt nối đầu cột hay đầu đà được. Một số khuôn ván thường được dùng là 20cmx4m, 25cmx4cm, 30cmx4m, …

mong-nha-xuong-va-nhung-dieu-can-luu-y-4

Khuôn ván móng nhà xưởng

– Ván sàn sử dụng loại bằng sắt 50cmx1m,1mx1m.

– Cây găng đà sử dụng loại 5×5,5×10

mong-nha-xuong-va-nhung-dieu-can-luu-y-5

Đổ bê tông vào hố móng đơn

3. Những điều cần tránh khi đổ móng nhà xưởng

– Khảo sát địa chất không kĩ càng

Trong quá trình khảo sát địa chất để thi công móng, cần tránh những nơi có mực nước quá cao dễ gây ẩm thấp, hư hại cho móng. Những mạch nước ngầm dưới đấy càng nằm thấp so với móng càng tốt, tối thiểu là 0,5m để tránh ẩm cho sàn và đảm bảo bền vững cho công trình khi đi vào sử dụng.

– Thiết kế nóng không phù hợp

Khi thiết kế bản vẽ móng, cần nghiên cứu kĩ và áp dụng đúng biện pháp để tránh tình trạng sửa đổi bản thiết kế khi đang thi công.

– Chất lượng nguyên vật liệu không đảm bảo

Nguyên vật liệu cần được lựa chọn có chất lượng tốt, đạt tiêu chuẩn, giá thành phù hợp. Đặc biệt cần chọn được đơn vị cung cấp uy tín, kiểm tra kĩ hàng hóa khi giao nhận.

Thi công không đảm bảo chất lượng

Đây là yêu cầu quan trọng buộc bạn phải lựa chọn được một nhà thầu uy tín, có kinh nghiệm. Bởi việc thi công móng không đảm bảo chất lượng sẽ gây nhiều hậu quả về sau như nứt, sụt lún, thấm sàn, …

– Lơ là trong giám sát công trình

Phần móng nhà xưởng chiếm 40% giá trị công trình. Do vậy, nếu lơ là trong khâu giám sát sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường. Nhà thầu luôn phải kiểm tra, đôn đốc quá trình thi công một cách cẩn thận, sát sao.

Trên đây là những lưu ý đối với móng nhà xưởng không chỉ doanh nghiệp mà các nhà thầu cũng cần đặc biệt quan tâm. Những sai sót trong quá trình thiết kế, thi công móng sẽ gây thiệt hại lớn về tiền của cho doanh nghiệp và làm giảm uy tín của đơn vị nhà thầu.
>>> Tham khảo thêm: Chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo của những nhà xưởng lớn nhất thế giới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *