Nồng độ bụi là tiêu chuẩn vàng để đánh giá chất lượng của phòng sạch và chính vì thế, công trình này cần tới hệ thống lọc khí phòng sạch. Vậy quá trình lọc khí phòng sạch trải qua những cấp độ nào? Được phân loại ra sao? Bạn sẽ có câu trả lời khi tham khảo bài viết ngay sau đây của chúng tôi!
Khái niệm phòng sạch
Theo tiêu chuẩn ISO 14644-1, phòng sạch được định nghĩa làmột phòng mà nồng độ của hạt lơ lửng trong không khí bị khống chế. Nó được xây dựng và sử dụng trong một kết cấu sao cho sự có mặt, sự sản sinh và duy trì các hạt trong phòng được giảm đến tối thiểu,đồng thời các yếu tố khác trong phòng như nhiệt độ, độ ẩm, áp suất đều có thể khống chế và điều khiển theo khung tiêu chuẩn.
Như vậy, có thể nói sự có mặt cũng như hàm lượng bụi là yếu tố then chốt, cần phải được kiểm soát một cách nghiêm ngặt trong phòng sạch. Thông thường, nồng độ bụi càng thấp, tức là hệ thống lọc khí phòng sạch làm việc càng hiệu quả thì chất lượng phòng sạch càng được đánh giá cao và ngược lại. Tất nhiên, tùy nhu cầu sử dụng mà chúng ta có những thang đo tiêu chuẩn về nồng độ bụi khác nhau, chính bởi vậy, bạn có thể lựa chọn các cấp độ lọc khí phòng sạch như sau:
Các cấp độ lọc khí phòng sạch
Lọc bụi thô
Ở cấp độ này, hiệu suất lọc bụi đạt 80->95% theo tiêu chuẩn châu Âu EN 779. Đây là loại lọc được gắn ngay tại đầu vào của hệ thống lọc khí sạch phòng sạch với mục đích nhằm ngăn chặn những loại hạt bụi thô, có kích thước lớn hơn 20 micron trở lên.
Lọc bụi trung gian
Là loại lọc có hiệu suất lọc bụi từ cấp độ: F5 – F9 theo tiêu chuẩn châu Âu: EN 779. Đây còn gọi là dạng lọc thứ cấp hay lọc trung gian. Chúng thường được đặt phía sau, liền sát với lọc bụi thô và là cấp độ lọc thứ hai trong hệ thống xử lí, lọc khí phòng sạch. Vai trò của bộ phận này là giữ và loại bỏ những hạt bụi có kích thước lớn hơn hoặc bằng 0,5 micron.
Lọc tinh hay lọc Hepa
Đây là cấp độ lọc khí phòng phòng sạch cao cấp nhất với khả năng loại bỏ bụi lên tới 99,99%. Lọc Hepa có khả năng lọc được hạt bụi có kích thước từ 0,3 micron trở lên. Ngoài ưu điểm vượt trội này, lọc Hepa còn chịu được nền nhiệt lên tới 250 độ C nên đặc biệt phù hợp khi sử dụng trong các phòng sạch đòi hỏi nền nhiệt cao.
Một số lưu ý khi sử dụng lọc khí phòng sạch
Vì nhiệm vụ chính yếu của hệ thống lọc khí phòng sạch là giữ lại bụi bẩn nên nếu không vệ sinh thường xuyên, bụi bẩn tồn đọng chồng chất thì hiệu quả lọc khí sẽ giảm đi rõ rệt.
Ngoài ra, theo thời gian, mức độ chênh áp cuối giữa hai đầu lọc sẽ tăng dần theo thời gian hoạt động của lọc và khi tăng đến một mức độ nhất định, chúng ta cần phải thay thế lọc. Cụ thể, với lọc bụi thô, mức chênh áp cuối không vượt quá 250 PA; với lọc bụi trung gian, chênh áp cuối không vượt quá 450 và với lọc Hepa, chênh áp cuối không vượt quá 750 Pa.
Theo thời gian sử dụng, để đảm bảo hiệu quả hoạt động thì khoảng 3 – 4 tháng, chúng ta thay lọc bụi thô 1 lần; khoảng 4 – 6 tháng thay lọc bụi trung gian 1 lần và với loc Hepa, chu kì này sẽ là 1 năm/lần.
>>> Các bộ lọc khí phòng sạch
Trên đây là một số nội dung cơ bản về các cấp độ lọc khí phòng sạch. Chúc bạn tìm được loại lọc khí phù hợp và xin chân thành cảm ơn vì đã tham khảo bài viết của Thế Gia. Trân trọng!