Trong thi công, vì sao chúng ta nên sử dụng tấm panel phòng sạch? Vì chúng giúp tiết kiệm chi phí hay nâng cao chất lượng công trình? Câu trả lời sẽ có trong bài viết ngay sau đây của chúng tôi!
Ở các nước phát triển, phòng sạch là một khái niệm khá phổ biến trong công nghiệp nhưng tại Việt Nam, chúng lại có phần mới mẻ với nhiều người. Tuy nhiên cùng với xu thế hội nhập, rất nhiều công ty nước ngoài đầu tư và mở chi nhánh tại Việt Nam nên những công trình chất lượng cao như phòng sạch ngày càng trở nên thịnh hành và tạo sự chú ý.
Về nguyên tắc, để thi công phòng sạch, bạn cần phải chuẩn bị bề mặt; các tấm panel, tiến hành lắp ghép, hoàn thiện và chạy thử. Vậy bạn có biết tại sao người ta lại sử dụng tấm panel khi xây dựng phòng sạch hay không? Hãy tham khảo chi tiết ở phần tiếp theo của bài viết này nhé!
Những thông tin cơ bản về tấm panel phòng sạch
Tấm panel phòng sạch là một loại vật liệu được dùng để thi công tường, trần của phòng sạch lắp ghép. Chúng được cấu tạo gồm 2 phần chính: bên ngoài là lớp tôn mạ kẽm (hai lớp ở hai bề mặt trước sau) và giữa là lõi xốp (thường có hai loại là EPS và PU).
Chiều dày của lớp tôn thường nằm trong khoảng 0,5mm, chiều dày của lớp xốp cách nhiệt thì có kích thước rất đa dạng: 50mm, 75 mm, 100mm, 125mm, 150 mm… Tùy vào mục đích sử dụng, bạn có thể lựa chọn một kích cỡ phù hợp. Về chiều ngang, tấm panel phòng sạch thường được thiết kế có bề ngang từ 1 – 1,2 mét và chiều dài có thể lên tới 15 mét.
Các tấm panel phòng sạch được lắp ghép theo mô hình không cột trụ và có kết cấu độc lập, kết nối với nhau bởi khóa âm dương, khóa camlock. Các tấm panel tường, trần liên kết với nhau bởi các thanh nhôm mạ kẽm hình chữ U hoặc L hoặc chữ T và sau cùng là keo silicon để gia cố lại công trình.
Vì sao nên sử dụng tấm panel phòng sạch?
Trong các công trình đòi hỏi độ quy chuẩn cao về các thông số kĩ thuật, vật lý thì phòng sạch là một ví dụ điển hình nhất. Một phòng sạch được xem là chất lượng nhất thiết phải đáp ứng được các yếu tố: cách nhiệt, cách âm, chống bám bụi, chống thấm nước, chống cháy,… và thật may mắn, panel là vật liệu có thể đáp ứng được tất cả các yêu cầu khắt khe này.
Đầu tiên, với lớp lõi xốp và ở phần trung tâm là EPS/PU có tác dụng cách nhiệt, tấm panel phòng sạch giúp chống nóng hiệu quả cho công trình đồng thời với những phòng sạch có nền nhiệt thấp, phục vụ việc bảo quản các mẫu có nguồn gốc sinh vật thì thành phần này của panel sẽ giúp chống thất thoát hơi lạnh ra khỏi khu vực bảo quản.
Chưa hết, lớp lõi xốp này còn có khả năng hút tiếng ồn, c cách âm, chống cháy và chống thấm nước, giúp duy trì các điều kiện lý tưởng về độ ẩm, độ tĩnh điện cũng như tần số âm thanh trong công trình đặc biệt này.
Thứ hai, lớp tôn mạ kẽm có độ bền cơ học cao, giúp giảm sang chấn khi va đập và chống được sự ăn mòn do quá trình ôxi hóa, sự cắn phá của mối mọt, côn trùng đồng thời hỗ trợ thêm cho tác dụng cách ly hoàn toàn với môi trường bên ngoài, đảm bảo ngăn ngừa bụi bẩn cũng như các chất độc hại khác từ môi trường ảnh hưởng vào bên trong phòng sạch.
Lời kết
Trên đây là lời giải đáp của câu hỏi vì sao nên sử dụng tấm panel phòng sạch? Mong rằng với những chia sẻ thực tế của chúng tôi, bạn đã phần nào hiểu được giá trị của vật liệu này và ứng dụng linh hoạt vào việc thi công phòng sạch. Chúc thành công và xin chân thành cảm ơn đã dõi theo bài viết của Thế Gia! Trân trọng!